Lịch Sử Quốc bảo Nhật Bản

Năm 1871, Thái Chính Quan (太政官), Người đứng đầu cơ quan nhà nước Nhật Bản ban hành điều luật nhằm bảo vệ cổ vật Nhật Bản gọi là Phương án bảo tồn đồ tạo tác cổ (古器旧物保存方).

Năm 1880, chính quyền Nhật Bản phân bổ nguồn quỹ để bảo tồn các đền, chùa cũ. Đến năm 1894, 539 đền, chùa đã nhận được kinh phí để sửa chữa, tái tạo.

Giai đoạn 1888 -1897, hai ông Okakura Kakuzō và Ernest Fenollosa đã khảo sát đánh giá và lập danh mục 210.000 đồ nghệ thuật và lịch sử. Cuối thế kỷ 19 là giai đoạn chính trị và văn hóa Nhật Bản có sự chuyển hướng từ say mê phương tây sang quan tâm khám phá các di sản nội tại của đất nước.

Ngày 5 tháng 6 năm 1987, Luật bảo tồn đền và chùa cổ (古社寺保存法) được ban hành, và là luật có tính hệ thống đầu tiên về bảo các công trình kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật lịch sử. Bộ luật thứ 2 được thông qua ngày 15 tháng 12 năm 1987 đưa các điều khoản bổ sung để xác định tác phẩm nghệ thuật thuộc sở hữu của các chùa hoặc đền thờ là "Báu vật quốc gia" (国宝). Các bộ luật năm 1987 là nền tảng cho luật bảo tồn di sản hiện nay của Nhật Bản.

Năm 1914, quyền quản lý tài sản văn hóa chuyển từ Bộ Nội vụ sang bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ Nhật Bản như hiện nay.